Sự khác nhau giữa Cương Lĩnh (2/1930) và Luận cương(10/1930):
+Giống nhau : Nêu lên được nhũng vấn đề cơ bản thuộc về chiến lược cách mạng
Về vai trò lãnh đạo: Khẳng định sự lãnh đạo cửa đảng là điều cốt yếu cho sự thắng lợi cách mạng. Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn , có kỷ cương tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng. Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác_LêNin làm kim chỉ nam cho hành động.
Về quan hệ cách mạng VN với cách mạng thế giới: Cương lĩnh và Luận Cương chính trị đều khẳng định cách mạng VN là một phần của cách mạng thế giới . Vì thế cần đoàn kết với vô sản thế giới để tăng cường cho lực lượng cách mạng VN.
Về bạo lực cách mạng : Cả 2 đều nhấn mạnh đến võ trang bạo động. Chỉ bạo động cách mạng VN mới có thể đem lại thắng lợi hoàn toàn.
+Khác nhau: Bên cạnh mặt thống nhất cơ bản giữa Cương Lĩnh và Luận Cương chính trị có những mặt khác nhau cơ bản như sau:
Xác định mâu thuẫn : Cương lĩnh chỉ rõ mâu thuẫn của xã hội Vn lúc bấy giờ là giữa nhân dân với giai cấp phong kiến , giữa toàn thể dân tộc VN với thực dân Pháp xâm lược. Trong đó mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu , bao trùm lên xã hội VN lúc bấy giờ. Còn luận cương nêu bật hai mâu thuẫn nhưng không chỉ rõ đâu là mâu thuẫn cơ bản.
Xác định nhiệm vị cách mạng: Từ chỗ xác định đúng mâu thuẫn Cương lĩnh đã xác định đúng nhiệm vụ cách mạng đó là: Đánh đỏ đế quốc Pháp và Phong kiến, thiết lập chính phủ và quân đội công nông, thủ tiêu quốc trái , tịch thu ruộng đất chia cho nông dân, thực hiện chính sách nam nữ bình quyền.
Luận cương nhấn mạnh đến vấn đề đánh đổ phong kiến , thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc Pháp , làm cho Đông Dương độc lập. Trong đó nhấn mạnh vấn đề “ Thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền.”
Xác định lực lượng cách mạng : Cương lĩnh xác định phải thu phục cho được đong đảo quần chúng nhân dân, tập hợp tất cả những người yêu nước vào phong trào cách mạng . Lực lượng cơ bản của cách mạng là công nông , ngoài ta cần liên lạc với tư sản, tri thức, trung nông.
Luận cương đã xác định được lực lượng cơ bản của cách mạng là công nông , nhưng xem nhẹ vai trò của tư sản và tri thức, trung đông…Chính vì vậy không tập hợp được tất cả những người yêu nước câm thù giặc .
Nhận xét : Từ so sánh trên có thể thấy Luận cương chính trị khẳng định lại nhiều vấn đề cơ bản mà Cương lĩnh đã nêu lên. Tuy nhiên Luận cương chính trị không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội VN lúc bấy giờ nên không đặt ra nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu, đánh giá không đúng vai trò của tiểu tư sản , phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc, chưa thấy khả năng phân hóa, lôi kéo họ về phía cách mạng , từ đó không thể liên minh được lực lượng chiến lược cách mạng trong đấu tranh cống đế quốc xâm lược và tay sai.
Nguyên nhân gây ra những hạn chế :
Chưa nắm vững bản chất xã hội thuộc địa-nửa phong kiến ở VN ; Do nhận thức giáo điều máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng thuộc địa; Ảnh hương tư tưởng “tả” khuynh hướng Quốc tế cộng sản.